LUYỆN TẬP PIANO: 9 MẸO DUY TRÌ ĐỘNG LỰC

Luyện tập piano thường xuyên là cách hiệu quả để nâng cao kỹ năng chơi piano. Tuy nhiên, một câu hỏi thường đặt ra: làm thế nào để duy trì cảm hứng luyện tập piano thường xuyên? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một số mẹo hữu ích.

 

Luyện tập piano thường xuyên không có nghĩa là bắt con trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, phải yêu thích các bài học piano và luyện tập piano suốt cả tuần. Tuy vậy, nếu muốn tiến bộ, thay vì được giáo viên dạy dỗ, con trẻ cần được cha mẹ hướng dẫn liên tục trong suốt quá trình luyện tập piano. Giáo viên chắc chắn sẽ dạy học sinh, nhưng một ý tưởng thú vị là khuyến khích các bậc phụ huynh học cùng con trẻ. Một khi con trẻ nhận ra rằng bọn nhóc có thể tìm thấy niềm vui khi luyện tập piano, cuộc vui đã bắt đầu!

Trên thực tế, duy trì động lực có thể là khó khăn cho cả trẻ con và người lớn. Luyện tập piano không đồng nghĩa với sự tiến bộ. Việc luyện tập piano có thể là một sự theo đuổi tẻ nhạt, đòi hỏi sự tập trung cao độ, và thường liên quan một phần đến kiến ​​thức của người học.

Vậy làm thế nào để người luyện tập piano có thể thường xuyên cảm nhận được niềm mê say trong những buổi tập luyện mệt mỏi, dù không tiến bộ được bao nhiêu? Dưới đây là một vài mẹo hay.

 

1. Có một cuốn sổ theo dõi. Hãy khuyến khích người luyện tập piano viết về piano sau mỗi bài học – bởi lẽ các con thường thích kể về buổi học trên đường về nhà. Khuyến khích các con viết ra những việc đã xảy đến trong và sau bài học. Các con đã học được gì? Con vẫn chưa hiểu gì? Làm thế nào để thành thạo bài học mới trong thời gian ngắn nhất? Nếu các con không được học bài thường xuyên, phụ huynh cần phải chu đáo hơn nữa; có lẽ bắt đầu bằng cách yêu cầu con viết về sự tiến bộ khi đã luyện tập piano trong một tuần qua. Và hãy trung thực – nếu con cảm thấy đã việc chơi đàn piano đã cải thiện hơn, vậy thì có những vấn đề nào khác? Sổ theo dõi là một cách chắc chắn để ghi nhận sự tiến bộ và do đó duy trì động lực mạnh mẽ cho con trẻ.

 

2. Đặt ra những mục tiêu muốn đạt được trong năm nay. Ba mẹ có thể khuyến khích con viết ra các mục tiêu vào sổ theo dõi. Các con cũng có thể có một ‘mục tiêu’ cụ thể trong tâm trí. Thực tế cho thấy, một vài mục tiêu tham vọng sẽ thúc đẩy các con có thêm động lực để luyện tập piano tự giác hơn. Vậy, mục tiêu của các con trong năm nay là gì?

 

 

3. Thử chơi những thể loại mà con bạn thực sự yêu thích. Nhiều giáo viên áp đặt các tác phẩm và hiếm khi cho phép học sinh luyện tập piano hoặc khám phá nhiều thể loại khác. Giáo viên thường thích các bài làm chủ kỹ thuật piano và thường tập trung vào chủ đề này vào đầu bài học. Nhưng ngoài điều này, các con có thể thử gợi ý một nhà soạn nhạc hoặc một tác phẩm mà con muốn thử. Sẽ vất vả hơn nếu các con đang làm bài kiểm tra và phải luyện tập một số phần nhất định, nhưng những gợi ý này vẫn có thể giúp con vui thích hơn trước khi đàn bài kiểm tra.

 

Một cách khác để thử nghiệm là rèn luyện phương pháp nhìn và đọc. Kỹ năng này phải được phát triển, vì vậy phụ huynh hãy cố gắng tìm kiếm tài liệu mà con thích. Các con không cần phải luyện tập piano vì ‘bài kiểm tra’ – nếu các con chỉ muốn chơi bản nhạc La La Land, hoặc ca khúc mới nhất của nhóm nhạc BTS. Các con càng đọc nhiều, kỹ năng này sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn và các con cũng có thể thưởng thức thứ âm nhạc mà các con muốn chơi.

 

4. Tham dự các sự kiện âm nhạc. Cho các con tham dự những buổi hòa nhạc là cách tốt nhất để các con lắng nghe trực tiếp các tiết mục trình diễn. Các con cũng có thể nghe trên YouTube, nhưng một buổi hòa nhạc trực tiếp chắc chắn hấp dẫn hơn. Các con có thể đi với bạn và thảo luận sôi nổi về chương trình. Đấy là dịp để con thưởng thức một tác phẩm mà con chưa từng nghe trước đây, và lúc về các con có thể tìm ngay bản nhạc đó và luyện tập piano nhiều hơn.

 

5. Tham dự một khóa học piano hoặc lớp học chính thức. Ba mẹ nên khuyến khích con trẻ đi học các khóa học piano. Thoạt nghe đấy có thể là một viễn cảnh đáng sợ, nhưng sẽ đáng ngạc nhiên nếu con có thể học được từ việc lắng nghe phần trình diễn của các bạn khác. Trên thực tế, những học sinh thường xuyên đi học các khóa học piano cảm nhận rằng các con đang trình diễn trước người quen – và kết quả là, các con đã thực sự phát huy các kỹ năng trình diễn của bản thân, các con chơi với sự tự tin hơn rất nhiều cũng như tận hưởng cảm giác trình diễn piano, trái ngược với cảm giác bất an và sức ép thường thấy khi luyện tập piano.

 

 

6. Lập nhóm song tấu. Có thể mất thời gian để con tìm được những bạn có cùng trình độ với con. Nhưng đây là cách thức hiệu quả để cải thiện việc luyện tập piano và gắn kết tình bạn. Việc nghe và đọc, phối hợp nhịp điệu, nắm bắt kỹ thuật cơ bản, sự tự tin và kiến ​​thức về tiết mục, chỉ là một vài trong số các kết quả tích cực từ một nhóm bạn cùng học – cùng chơi như thế.

 

7. Trình diễn trong các sự kiện âm nhạc. Một số cuộc thi piano không dành cho tất cả mọi người, nhưng có những cuộc thi mở rộng cho nhiều đối tượng tham gia. Lúc đầu, những bé chưa từng trình diễn trước đó sẽ rất căng thẳng – các con gần như chắc chắn sẽ không chơi đúng như những khi luyện tập piano. Nhưng, khi đã vượt qua được, đó là sự trải nghiệm tuyệt vời cho niềm đam mê của bé và ticvh lũy thêm kỹ năng khi luyện tập piano tại nhà.

 

 

8. Cải thiện từng phần nhỏ trong các buổi luyện tập piano. Học viên thường phàn nàn rằng các em khó cải thiện kỹ năng chơi piano từ tuần này sang tuần khác. Trong tình huống này, học viên cần cố gắng lờ đi sự cải thiện đó. Các con chỉ cần nỗ lực nho nhỏ, từng chút một, lưu ý các chuyển động tay cần thiết khi đánh ra nốt nhạc. Bằng cách tập trung vào từng tiểu tiết, tận dụng các chuyển động tối ưu, các con sẽ từ từ thành thạo từng đoạn. Điều này không đòi hỏi sự tập trung cao độ, nhưng nếu các con xem đấy như một trải nghiệm học tập mới, thì mỗi đoạn nhạc đều khiến các con thấy thoải mái hơn nhiều.

 

9. Đảm bảo tư thế luyện tập piano phù hợp. Căng thẳng, xơ cứng và chơi đàn piano có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm cả các chấn thương cũng như sự thất vọng. Nếu đây là một vấn đề với con bạn, hãy tìm ngay cho con một giáo viên piano có chuyên môn – đấy chắc chắn là mục tiêu ‘khả dĩ’ trước mắt. Chúc bạn và con trẻ gặp nhiều may mắn – và tận hưởng niềm vui khi chơi piano nhé!

 

 

Đăng ký dự thi STEINWAY YOUTH PIANO COMPETITION 2020 TẠI ĐÂY

 

Tài liệu tham khảo:

The classical piano and music education blog (2020). 10 Motivational Practice Tips, website https://melaniespanswick.com

Nguồn hình ảnh: 

Bé Nguyễn Hồng Uyển Nhi, 9 tuổi, vòng sơ khảo cuộc thi Steinway Youth Piano Competition 2020.