LUYỆN TẬP “NHẠC TÍNH” KHI CHƠI PIANO

“Nhạc tính” (Musicality) là một trong những tiêu chí chấm thi quan trọng trong cuộc thi piano Steinway. Vậy nhạc tính là gì và làm thế nào để thể hiện đầy đủ nhạc tính của một bản nhạc, cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

 

Định nghĩa

“Nhạc tính” là quá trình mà những cảm xúc và ký ức liên tưởng sâu sắc của người chơi vượt lên trên việc tái tạo khía cạnh kỹ thuật của một tác phẩm âm nhạc. Nói cách khác, nhạc tính là một sự phóng chiếu rõ ràng của tác phẩm (tinh thần, năng lượng, cảm xúc, vv) dựa theo tính cá nhân của người chơi.

Đi vào chi tiết, ban giám khảo có thể đánh giá nhạc tính của một thí sinh dựa trên các điểm sau:

  • Lựa chọn nhịp độ thích hợp dựa trên các tín hiệu tác phẩm (allegro, andante, lento, v.v.).
  • Định hình nghệ thuật các câu nhạc.
  • Ngắt quãng hợp lý giữa các câu nhạc và các phần chính của tác phẩm.
  • Sử dụng các tín hiệu liên quan đến nhịp độ một cách thích hợp (rit., accel, fermata, v.v.).
  • Cân bằng âm giữa giai điệu và nhạc đệm.
  • Thể hiện rõ ràng tính tương phản động.
  • Sử dụng thành thạo pedal.

Rõ ràng nhạc tính không chỉ gói gọn trong các tiêu chí này, tuy nhiên đây là những tiêu chí cần có nếu muốn thể hiện nhạc tính của tác phẩm.

 

Cách rèn luyện nhạc tính

Khi lần đầu tiên nhìn vào một bản piano mới, các em sẽ bắt đầu luyện tập như thế nào? Cụ thể, các em có học các nốt nhạc trước và sau đó “thêm nhạc tính” vào sau, hay các em cố gắng trình diễn âm nhạc ngay từ đầu, đồng thời vừa học các nốt nhạc?

Kinh nghiệm giảng dạy cho thấy cả hai cách đều có giá trị. Việc luyện tập nhạc tính phụ thuộc vào từng học sinh và giai đoạn phát triển âm nhạc của các em. Nếu các em mới bắt đầu học đọc nhạc, có lẽ các em cần học các nốt một cách hợp lý trước khi chơi các nốt nhịp nhàng, trữ tình hoặc với âm hưởng thú vị. Nếu các em chơi quá biểu cảm vào giai đoạn đầu, các em khó có thể dành đầy đủ sự tập trung vào các nốt nhạc với sự chính xác.

Mặt khác, nếu các em có thể đọc các nốt nhạc khá dễ dàng, các em có thể thử chơi biểu cảm ngay lập tức khi mới học một bản piano mới. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy điều này có thể giúp các em học được tác phẩm nhanh hơn và tốt hơn.

 

Tiếp cận nhạc tính từ các nghệ sĩ lớn hoặc các cuộc thi lớn.

Giới nghiên cứu đã quan sát thói quen tập luyện của các nghệ sĩ piano ở bậc đại học và phát hiện rằng, các nghệ sĩ “thành công” hơn đã thực hành “với sự chuyển điệu (inflection) từ sớm; bởi lẽ khái niệm ban đầu của âm nhạc là sự chuyển điệu.”

Điều này có nghĩa là một số nghệ sĩ piano bắt đầu thể hiện “nhạc tính” ngay khi các em thuần thục một số nốt nhạc của bản nhạc. Các em không đợi đến khi thành thạo mọi yếu tố kỹ thuật trước khi thêm vào cường độ, ký hiệu, v.v. cho phần trình diễn. Hơn nữa, những người chơi piano như thế thường học nhạc tốt hơn những người đợi đến khi nắm rõ tất cả các nốt nhạc mới thêm “sự chuyển điệu”.

Đây là một khía cạnh quan trọng của thực hành. Trên thực tế, quá nhiều sinh viên piano than phiền rằng các em không thể trình diễn được “nhạc tính” cho đến khi các em biểu diễn một bản nhạc đến mức “hoàn hảo”.

Hãy bắt đầu với một bản nhạc khó. Nếu các em chơi bản nhạc vì đam mê, các em sẽ mất nốt hoặc mắc rất nhiều lỗi. Nhưng có những em khác lo sợ việc từ bỏ thói quen tập luyện thoải mái hoặc không muốn mạo hiểm mất các nốt nhạc. Các em không nhận ra rằng việc luyện tập theo cách hoàn toàn mới sẽ giúp cải thiện việc ghi nhớ và học tác phẩm nhanh hơn.

 

 

Đây là những gì mà bài viết gợi ý:

  • Đừng học cả bài cùng lúc. Chỉ học câu nhạc đầu tiên hoặc những câu dễ nhất, thậm chí có thể học những câu nhạc chỉ bằng một tay.
  • Chơi các câu đã quen một vài lần và ngay khi có thể, hãy bắt đầu thể hiện “nhạc tính”. Với cường độ thích hợp. Staccato hoặc legato, v.v.
  • Sau đó chuyển câu đoạn tiếp theo và dần dần nắm bắt toàn bộ tác phẩm theo cách đó.

Một số nghiên cứu không chỉ cho thấy phương pháp này giúp các em học nhạc nhanh hơn và tốt hơn, mà còn đảm bảo các em sẽ có nhiều niềm vui hơn và tận hưởng việc luyện tập piano nhiều hơn. Nó làm dịu ranh giới giữa “luyện tập” và “trình diễn”. Các em sẽ nhận được nhiều hơn từ âm nhạc, đồng thời cải thiện “nhạc tính” nhanh hơn. Đó là một giải pháp “đôi bên cùng có lợi”; hãy thử và cảm nhận sự khác biệt nhé!

 

NGUỒN THAM KHẢO:

Bài viết sử dụng nhiều trích đoạn từ các nguồn tham khảo sau:

Ron Drotos (2019). Practicing piano with musicality, website keyboardimprov.com

Elvina Pearce (2017). Elvina Pearce: The Makings of Musicality, website pianopedagogy.org

 

Hình ảnh:

Steinway & Sons (2020). Steinway Junior Piano Competition, fanpage Facebook Steinway & Sons.